Menu 


 Tin mới 


  Đồng hồ 


Trang nhất Tin Tức Suy niệm 07:13 +07 Chủ nhật, 03/12/2023

Bạn nên cúi đầu hay ngước nhìn lúc nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ?

Thứ năm - 07/07/2022 13:05


Dù bạn có làm gì đi chăng nữa, hãy cân nhắc thi hành với lòng cung kính khi Chúa Giêsu hiện diện nơi bánh và rượu đã được truyền phép.

Trong một Thánh lễ theo Nghi thức Công giáo Rôma, việc truyền phép bánh và rượu được ghi dấu cách đặc biệt bằng việc nâng cao bánh thánh và chén thánh, thường đi kèm với tiếng chuông.

Ngoài ra, thường có một khoảng thời gian thinh lặng ngắn, khi linh mục không còn nói bất kỳ lời nào và chỉ đơn giản là nâng bánh thánh hoặc chén thánh lên cho mọi người xem thấy. Sau mỗi lần nâng cao như thế, linh mục sẽ bái gối.

Bạn nên cúi đầu hay ngước nhìn lúc nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ?

Kể từ khi việc nâng cao bánh thánh và chén thánh được đưa vào Thánh lễ từ thế kỷ XIII, một trong những cách thức đáp lại phổ biến nhất của mọi người là cúi đầu với lòng cung kính. Đó là một hành động để chân nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, để nhìn nhận sự ngự đến của vị Vua các vua.

Vào thế kỷ XVI, cử chỉ này đã được các công đồng khác nhau quy định và trở thành một cách thức đáp lại cách chuẩn mực.

Tuy nhiên, Thánh Piô X đã gợi ý một cách thức đáp lại khác khi khuyến khích các tín hữu ngước nhìn và tôn thờ Mình và Máu Thánh Chúa.

Thánh Piô X đã ấn định một ân xá cho bất cứ ai nói: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con… với đức tin, lòng đạo đức và lòng mến, khi nhìn ngắm Mình và Máu Thánh Chúa lúc được nâng cao trong Thánh lễ, hay khi đặt Mình Thánh Chúa để chầu trên bàn thờ.” Nhiều người Công giáo đọc thầm lời nguyện này trong khi nhìn chăm chú vào bánh thánh đang được nâng cao, và đọc thầm câu “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con” khi chén thánh được nâng cao. Chúng ta có thể cúi đầu khi linh mục bái gối sau mỗi lần nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa.

Cả hai cử chỉ đều có thể được thực hiện với đức tin và có thể dẫn đến việc gia tăng tình yêu dành cho Thiên Chúa.

Không có cử chỉ nào là “đúng”, vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào đức tin của mỗi cá nhân và vào cử chỉ nào thể hiện tốt nhất mối tương quan của họ đối với Thiên Chúa.

Dù bạn có làm gì đi chăng nữa, hãy cân nhắc thi hành với lòng cung kính khi Chúa Giêsu hiện diện nơi bánh và rượu đã được truyền phép.

 

Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: Aleteia (16/6/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

Nguồn Website Giáo Phận Vĩnh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
  Một ít về nhạc đoàn 

Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh là một tổ chức có mặt và thọ nhiều năm nhất của Giáo Hội Việt Nam, trong bối cảnh thiếu thốn, những bài Thánh ca thực sự bằng tiếng Việt, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh đã ra đời vào tháng 7 năm 1945 tại Giáo xứ Sở Kiện
Đọc thêm


  Hạnh tích các Thánh 

Khi A-nê bị dẫn tới bàn thờ để dâng hương cho nữ thần ngoại giáo Minerva ở Rô-ma, Thánh nữ chỉ mới lên mười hai tuổi. Nhưng A-nê đã dâng đôi tay của mình cho Chúa Giê-su rồi làm dấu Thánh Giá.
Đọc thêm


  Đăng nhập 


  Thống kê 

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 1321

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2589435


  Danh mục Thánh nhạc