Menu 


 Tin mới 


  Đồng hồ 


Trang nhất Tin Tức Suy niệm 20:01 +07 Thứ sáu, 02/06/2023

Tại sao phải xin linh mục chúc lành?

Thứ sáu - 01/04/2022 09:48

Thật đáng tiếc, nhiều người công giáo đang gạt bỏ truyền thống này...

Có thể chúng ta không nhận ra rằng mình đã nhận được biết bao ân lộc từ Thiên Chúa khi có các linh mục bên cạnh mình. Vì vậy, chúng ta thường không để ý đến giá trị của phép lành mà các ngài có thể đem đến cho chúng ta, và chúng ta đang gạt bỏ truyền thống xin chúc lành này.

Thánh Gioan Maria Vianney, được giáo hội tuyên phong làm quan thầy của các linh mục đã nói rằng: “Nếu tôi gặp một linh mục và một thiên thần, tôi sẽ chào linh mục trước khi chào thiên thần. Thiên thần là bạn của Thiên Chúa, nhưng linh mục là người chiếm giữ vị trí của Chúa”.

Thay mặt Chúa Kitô [In persona Christi]

Khi được thụ phong, các linh mục hành động thay mặt Chúa Kitô, nghĩa là, đối với chúng ta các linh mục là người đại diện chính Chúa Kitô. Vì thế, thánh Gioan M. Vianney đã nói rằng linh mục là người “chiếm giữ” vị trí của Thiên Chúa, cho nên ngài xứng đáng được chào đón trước, trước cả thiên thần. Thêm nữa, vị linh mục đã nhận nơi Thiên Chúa quyền mang Chúa Kitô đến cho chúng ta, một chức năng mà ngay cả các thiên thần cũng không thể làm được.

Thật thế, trong nghi thức truyền chức linh mục có hai thời điểm quan trọng: việc đặt tay của giám mục và xức dầu trên tay của linh mục. Khi nhận dầu vào lòng bàn tay, vị linh mục đảm nhận 4 chiều kích quan trọng: đón tiếp, chúc lành, dâng lễ và thánh hiến.

Chiều kích thứ hai là chiều kích chúng ta đề cập hôm nay. Khi chúng ta xin phép lành của linh mục, cử chỉ đó muốn nói lên rằng chúng ta muốn tham dự vào việc xức dầu mà ngài đã lãnh nhận; chúng ta muốn trở thành một phần của phép lành này. Có một số người, thậm chí còn có thói quen hôn tay của các linh mục, bởi vì chính các ngài là người mang Chúa Kitô đến cho chúng ta, các ngài là công cụ của ơn sủng của Thiên Chúa dành cho các tín hữu.

Tại sao nhiều người không xin các linh mục chúc lành?

Cha Camilo Júnior, một nhà truyền giáo thuộc dòng Chúa Cứu Thế và là thành viên của ủy ban giới trẻ của Đền thờ Quốc gia cảnh báo rằng, việc không xin linh mục chúc lành phản ảnh một thực tế đó là nhiều người sẽ không còn xin cha mẹ mình chúc lành nữa.

“Xin chúc lành là một thói quen được cha mẹ dạy dỗ, vừa cho chính mình và cho gia đình của mình và cho các linh mục. Luôn luôn có những bà mẹ nói với con cái của mình “con hãy xin linh mục chúc lành”, và đứa bé đưa tay ra. Người nào không xin phúc lành nơi cha mẹ thì người đó sẽ ít bận tâm đến việc hỏi thăm cha mẹ mình”.

Do đó, đừng gạt bỏ việc xin các linh mục chúc lành và tham dự vào việc xức dầu do Thiên Chúa tặng ban. Và đừng quên cầu nguyện cho cha xứ của các bạn và các linh mục mà các bạn quen biết. Các linh mục là công cụ của Thiên Chúa giữa chúng ta, là sự phong phú mà Giáo hội ban cho chúng ta. Họ cần lời nguyện của chúng ta, và đó là cách mà chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn vì các linh mục đã cống hiến cuộc đời mình cho dân Thiên Chúa, cho chúng ta.

Theo: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ (20/3/2022)
Nguồn: Aleteia

Nguồn Website Giáo Phận Vĩnh Long


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
  Một ít về nhạc đoàn 

Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh là một tổ chức có mặt và thọ nhiều năm nhất của Giáo Hội Việt Nam, trong bối cảnh thiếu thốn, những bài Thánh ca thực sự bằng tiếng Việt, Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh đã ra đời vào tháng 7 năm 1945 tại Giáo xứ Sở Kiện
Đọc thêm


  Hạnh tích các Thánh 

Khi A-nê bị dẫn tới bàn thờ để dâng hương cho nữ thần ngoại giáo Minerva ở Rô-ma, Thánh nữ chỉ mới lên mười hai tuổi. Nhưng A-nê đã dâng đôi tay của mình cho Chúa Giê-su rồi làm dấu Thánh Giá.
Đọc thêm


  Đăng nhập 


  Thống kê 

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1555

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 3273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2266199


  Danh mục Thánh nhạc