Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ trì Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình cùng với các lãnh đạo tôn giáo khác tại quê hương của Thánh Phanxicô nhằm lặp lại cam kết chung về hòa bình và phi bạo lực.

UCAN (31.10.2011) – 25 năm sau khi vị tiền nhiệm Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II triệu tập ngày hội ngộ các tôn giáo đầu tiên tại Assisi, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ trì Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình cùng với các lãnh đạo tôn giáo khác tại quê hương của Thánh Phanxicô nhằm lặp lại cam kết chung về hòa bình và phi bạo lực. Trong nghi lễ sáng 27-10 tại Santa Maria degli Angeli,
Đức Thánh Cha thừa nhận ngài “rất hổ thẹn” về hành vi bạo lực trong lịch sử “lấy danh nghĩa Kitô giáo”. Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Rõ ràng đây là việc lạm dụng niềm tin Kitô giáo, một việc làm hoàn toàn trái với bản chất thực sự của Kitô giáo”.Khoảng 300 đại diện các tôn giáo trên thế giới đã đến Assisi tại nhà ga ít khi được Vatican sử dụng. Trước hết họ gặp nhau tại vương cung thánh đường Santa Maria degli Angeli, được xây bao trùm ngôi nhà thờ nhỏ La Porziuncola, được chính Thánh Phanxicô nâng cấp lúc bắt đầu thừa tác vụ vào thế kỷ XIII.
Tại đây họ cùng nhau thảo luận đóng góp của tôn giáo cho việc xây dựng hòa bình thế giới. Sau một lúc cầu nguyện và suy niệm riêng trong tu viện gần đó, các lãnh đạo tôn giáo lại gặp nhau tại quảng trường trước vương cung thánh đường Thánh Phanxicô trước khi viếng mộ Poverrello.Đức Bênêđictô nhắc lại lời vị tiền nhiệm ngài đã phát biểu vào cuối cuộc họp đầu tiên tại Assisi năm 1986: “Bạo lực không bao giờ lặp lại, chiến tranh không bao giờ lặp lại, khủng bố không bao giờ lặp lại”.Đức Bênêđictô còn nói thế giới đã thay đổi từ cuộc hội ngộ liên tôn đầu tiên tại Assisi. Mặc dù không có chiến tranh lạnh chia rẽ thế giới và viễn tượng về một cuộc “đại chiến” khác còn xa vời, ngài nói bạo lực không hề biến mất khỏi thế giới.Đức Thánh Cha mạnh mẽ lên án những hành động khủng bố và bạo lực.Khi khủng bố “mang động cơ tôn giáo” và “các vụ tấn công mang tính tôn giáo rõ ràng được dùng để thanh minh cho hành động tàn ác liều lĩnh”, con người tự xem mình “được quyền vứt bỏ các quy tắc đạo đức vì ‘điều tốt đẹp’ được mong đợi”, ngài lên án.Nhưng Đức Thánh Cha còn chỉ trích hành động coi thường ý nghĩa tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới đã dẫn tới “sự sa sút về con người và nhân tính” sùng bái tiền tài, của cải và quyền lực đang chứng tỏ phản tôn giáo, trong đó con người không còn có giá trị nữa mà chỉ có lợi ích cá nhân”.
Sau đó Đức Thánh Cha khen ngợi những người không tín ngưỡng “không chỉ khẳng định có Chúa, mà còn chịu cảnh vắng bóng Ngài, thế nhưng trong thâm tâm đang tìm đường đến với Ngài vì họ tìm kiếm chân lý và thiện hảo” như một đối trọng đối với tình trạng thế tục hóa đang gia tăng.Bốn đại diện không tín ngưỡng được mời tham gia cùng các lãnh đạo tôn giáo tại Assisi lần đầu tiên trong lịch sử của các cuộc hội ngộ này, và đã tham gia tuyên hứa vì hòa bình.11 lãnh đạo tôn giáo đã phát biểu trước Đức Thánh Cha, trong đó có Thượng phụ Bartholomew của Constantinople và Tổng Giám mục Anh giáo Rowan Williams của Canterbury, thầy David Rosen, đại diện cho giới tôn sư chính của Israel, và Wande Abimbola, giám đốc học viện Nigeria xúc tiến nghiên cứu tôn giáo truyền thống của người Yoruba.Đại diện Hindu Shrivatsa Goswami của Ấn Độ kêu gọi các lãnh đạo tự hỏi bản thân tại sao đối thoại liên tôn chưa có ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới trong 25 năm qua.Hasyim Muzadi.